- - Dữ liệu quá khứ được sử dụng có thể phải được điều chỉnh để phản ánh những bất lợi phát sinh thêm môi trường kinh doanh Đồng thời, công ty cần chuẩn bị đầy đủ các tính toán và hồ sơ tài liệu làm căn cứ cho những xét đoán và ước tính kế toán của mình.
- Chi phí phát sinh trong thời gian công ty ngừng hoạt động do giãn cách xã hội: Trong bối cảnh công ty phải ngừng hoạt động nhưng vẫn phát sinh một số chi phí như định phí thuê tài sản, khấu hao tài sản cố định, tiền lương trả cho nhân viên trong thời gian nghỉ dịch để giữ chân người lao động hoặc theo luật định- Theo CV số 10385/BTC-QLKT ban hành ngày 10 tháng 09 năm 2021 của BTC thì: “Đơn vị hạch toán các khoản chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất trong thời gian ngưng hoạt động do dịch Covid 19 vào tài khoản 811 – Chi phí khác. Đơn bị phải thuyết minh việc hạch toán này trên Thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị- Do đó, đối với báo cáo tài chính hạch toán theo VAS, khi công ty bị ảnh hưởng bởi Covid 19 dẫn đến ngưng hoạt động trong một khoản thời gian nhất định nhưng vẫn phải chi trả hoặc phát sinh các khoản chi phia thiết yếu như lương nhân viên, chi phí điện nước, tiền thuê văn phòng, chi phí khấu hao... thì các khoản chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất khi phát sinh được ghi nhận vào tài khoản 811 – Chi phí khác.Hiện nay, chưa có thêm văn bản hướng dẫn cụ thể từ Bộ tài chính cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty có thể xem xét trình bày chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng hoạt động vì Covid-19 trên tinh thần của Công văn số 10385/BTC-QLKT và Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:- Các khoản chi phí phát sinh do làm việc từ xa như chi phí nhân viên, khấu hao thiết bị được sử dụng, hao mòn phần mềm và chi phí duy trì tối thiểu như dịch vụ bảo vệ, điện và nước, v.v,,, sẽ được ghi nhận theo chức năng (chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp) như ban đầu- Các khoản chi phí phát sinh do ngừng hoạt động nhưng dịch vụ liên quan không được sử dụng như tiền thuê văn phòng, tiền lương trả ở mức tối thiểu để duy trì đội ngũ nhân sự nghỉ dịch hoàn toàn sẽ được xem là lỗ do ngưng hoạt động và ghi nhận là chi phí khác.
Sự lây lan của Covid 19 có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của quý công ty như thế nào
Dịch bệnh Covid 19 kéo dài đã dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế trong và ngoài nước. Nhiều công ty đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những biến động của thị trường tài chính, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đình trệ sản xuất và cung ứng do giãn cách xã hội, phát sinh kế hoạch cắt giảm, tái cấu trúc cũng như nhiều vấn đề khác. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến kế toán công ty cần lưu ý trong năm tài chính 2021.
Xét đoán và ước tính kế toán: Dịch bệnh Covid 19 dẫn đến nhiều thay đổi chưa từng có, làm cho một số kịch bản kinh tế trở nên thiếu chắc chắn và vì vậy mà các ước tính kế toán trước đây có thể không còn đáng tin cậy nữa. Công ty cần phải xem xét và đánh giá lại toàn bộ các ước tính kế toán để đảm bảo tại thời điểm công ty bị ảnh hưởng bởi Covid 19 thì các ước tính kế toán này đang được ghi nhận một cách hợp lý trong khả năng tốt nhất của công ty. Công ty sẽ phải rà soát và đánh giá lại sự phù hợp của các yếu tố sau:
- Phương pháp ước tính: cần đảm bảo mô hình tính toán đã được điều chỉnh kịp thời để phản ánh những thay đổi trong đổi trong môi trường kinh doanh
- Các giả định được sử dụng trong ước tính kế toán: cần phải được thống nhất xuyên suốt các khoản mục trên báo cáo tài chính. Ví dụ như giả định dùng trong đánh giá định sử dụng trong đánh giá rủi ro thanh khoản, dự phòng tổn thất tín dụng dự kiến, khả năng sử dụng tài sản thuế hoãn lại...